Lịch sử Đồ gốm Bolesławiec

Các sản phẩm đồ gốm và đồ gốm sứ Bolesławiec

Đồ gốm sứ đã là một phần của Bolesławiec và lịch sử của toàn bộ vùng đất này trong một thời gian dài. Các thợ làm đồ gốm và đồ sành sứ được ghi nhận từ đầu thế kỷ 14, với ghi chép đầu tiên về thợ làm gốm trong sách của thành phố Świdnica vào năm 1380. Tuy nhiên, những đợt khảo cổ cho thấy đồ gốm sứ và sành sứ có từ đầu thời kỳ Trung Cổ, và các and mô hình giao dịch cũng cho thấy rõ sự có mặt vào thời gian này.[4][9]

Các thợ gốm của khu vực Bolesławiec lần đầu tiên tập hợp thành một hội vào khoảng đầu thế kỷ 17.[4] Phần lớn các mảnh gốm còn sót lại có niên đại vào đầu thế kỷ 18. Chúng đặc trưng bởi nước men màu nâu và thường là các bình đựng chất lỏng hoặc loại bình có tay cầm. Một vài bình có nắp đậy với nắp thiếc kèm theo, mặc dù nhiều bình là dạng hở. Chúng được làm từ bàn xoay làm gốm, có hình dạng đồng nhất, và có họa tiết trơn nhẵn hoặc có vân chéo. Phần lớn chúng được đánh dấu bằng một ký hiệu nào đó, thường là tên viết tắt của cá nhân và ngày tháng.

Khoảng từ giữa thế kỷ 18, các loại bình bắt đầu trở nên đặc trưng bởi họa tiết “thẳng” chảy tự nhiên, hoặc thiết kế hoa và lá nhô cao trên thân cây. Các họa tiết thẳng có màu trắng nhạt, với màu nâu thường được dùng để viền xung quanh bình. Điều này bổ sung thêm sự tương phản và tăng tính thẩm mỹ.[4]

Họa tiết thẳng vẫn còn khá phổ biến trong thế kỷ 18 và đầu thế kỷ 19. Các họa tiết phổ biến khác gồm biểu tượng của Boleslawiec, biểu tượng Adam và Eva của người thợ làm gốm tự tạo ra, hình huy hiệu và các hoạt tiết thiên nhiên như hoa lá và chim muông. Bình đựng chất lỏng, ly và ca to là các sản phẩm được sản xuất phổ biến nhất.[1][4]

Khoảng nửa cuối thế kỷ 19, đất sét trắng trước đây chỉ được dùng cho họa tiết thẳng bắt đầu được sử dụng trong phần lớn các loại bình. Sở dĩ như vậy là do ý tưởng cải tiến của Johann Gottlieb Altmann, một bậc thầy làm đồ gốm, người đầu tiên đúc các đĩa thay vì ném chúng vào bàn xoay làm gốm. Altmann cũng dùng một loại men không chì mới cho phép dập và tạo nên các họa tiết và thiết kế mới. Phần lớn các thiết kế được công nhận ngày nay như các vòng tròn lặp lại, hình vảy, hoa, chấm tròn và cỏ ba lá đều được tạo ra từ thời đó.[4]

Người Ba Lan nổi tiếng nhất tham gia vào việc sản xuất các đồ gốm sứ trong vùng Bolesławiec là Stanislaw Wiza.[10] Năm 1963, ông thành lập công ty Ceramika Wiza, hiện vẫn sản xuất đồ gốm sứ theo các phương pháp truyền thống. Con gái của Stanislaw Wiza là Lidia Jop tiếp tục truyền thống gia đình để quản lý công ty.[11]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Đồ gốm Bolesławiec http://www.adamsimports1.com/Video.html http://www.adamsimports1.com/links/potteryhistory.... http://ceramikawiza.com/en http://www.polartcenter.com/Boleslawiec_Polish_Pot... http://www.wholesale-products-poland.com/wiza-poli... http://www.muzeum.boleslawiec.net/en/site http://polska.pl/tourism/urban-tourism/boleslawiec... https://web.archive.org/web/20110121201606/http://... https://web.archive.org/web/20110122204043/http://... https://web.archive.org/web/20131019103554/http://...